hi những ngày Tết đến gần cũng là lúc mọi nhà mua sắm hàng loạt các loại thực phẩm để dự trữ và đãi khách. Vì vậy mà các bà nội trợ đều chung một lo lắng về cách lựa chọn thực phẩm sao cho an toàn, tươi ngon. Trước những nhu cầu cấp thiết của người dân trong giai đoạn cận Tết Nguyên đán như hiện nay, Làm sao để chuẩn bị thực phẩm ngày tết vừa ngon, vừa hợp túi tiền lại phải đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh để cả gia đình có được ngày tết vui khỏe?
Khi những ngày Tết đến gần cũng là lúc mọi nhà mua sắm hàng loạt các loại thực phẩm để dự trữ và đãi khách. Vì vậy mà các bà nội trợ đều chung một lo lắng về cách lựa chọn thực phẩm sao cho an toàn, tươi ngon. Trước những nhu cầu cấp thiết của người dân trong giai đoạn cận Tết Nguyên đán như hiện nay, Làm sao để chuẩn bị thực phẩm ngày tết vừa ngon, vừa hợp túi tiền lại phải đảm bảo được
tiêu chuẩn vệ sinh để cả gia đình có được ngày tết vui khỏe?
1/Lựa chọn các loại bánh mứt, kẹo, hạt dưa, nước ngọt, bia, rượu để trưng bày trên bàn thờ hoặc kết thành những giỏ quà ý nghĩa dành tặng người thân:
- Tránh mua các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc, không có tem, nhãn, thông tin nhà phân phối, nhất là đối với bánh kẹo nhập khẩu.
- Bạn nên chọn những thương hiệu uy tín bằng cách đến những cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để mua vì nguồn hàng cung cấp vào các nơi này đều được kiểm soát chặt chẽ.
- Không chọn những thực phẩm có màu sắc tươi sáng, sặc sỡ vì phần lớn đều thuộc dạng hàng tự do, không có nhãn hiệu và đa số đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Vì thế, khi chọn mua mứt, bạn nên chọn loại có bao bì nhãn hiệu, địa chỉ rõ ràng cũng như giấy chứng nhận của cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
2/Rau quả tươi:
- Rau,quả: Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường, không nên mua các loại rau còn rễ, bám đất vì nguồn vi sinh từ đất dễ gây hư hỏng sớm.
- Trái cây thì chọn trái còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc…
Theo kinh nghiệm của người làm vườn, để duy trì được vấn đề an toàn thực phẩm ngày Tết, khi mua hoa quả, bạn chỉ cần “sờ bằng tay và nhìn bằng mắt” là đã có thể nhận biết được. Ví dụ, khi mua dưa hấu là nên chọn quả có vỏ nhiều gân, cứng, trái tròn và nặng ruột thì dưa sẽ giòn, ngon hơn. Với cam, quýt, nên chọn trái cam, quýt có màu vàng mỡ gà (chiếm ít nhất 1/3 trái), da bóng láng, có đốm thâm lộ ra, vỏ mỏng…Đặc biệt, khi ăn cần phải rửa sạch, ngâm rau quả qua nước muối và gọt vỏ trước khi dùng để tránh nguy cơ ngộ độc cho bạn và gia đình.
3/ Thịt, cá:
Bên cạnh rau quả, thịt, cá là loại thực phẩm chắc chắn không bao giờ thiếu trong thực đơn ngày tết. Chọn thịt như thế nào cũng là một vấn đề rất nan giải.
- Trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc cung cấp thịt hay người kinh doanh buôn bán, thịt và các sản phẩm từ động vật. Dấu hiệu nhận biết là dấu chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y trên sản phẩm và nhãn mác sản phẩm. Thịt mỡ trắng hồng, da trắng sạch, không có mùi hôi, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô.
- Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.
- Cá: Cá tươi có miệng ngậm kín, thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Mắt cá trong, vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có mùi hôi khó chịu. Mang cá có màu đỏ hồng, không bị nhớt và mùi hôi.
- Tôm: Tôm ngon luôn có hình dáng đều, thân cứng, no tròn và săn chắc. Nên chọn loại đều con, ánh xanh, mình trong, đầu còn dính chặt vào thân, thịt chắc, dính vào vỏ.
- Gà: Chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, ức đầy, hậu môn không ướt. Không mua gà có mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, ủ rũ, chảy nước dãi, nổi nhiều vết sần, hậu môn to. Nếu mua gà làm sẵn, nên chọn gà có màu sắc tự nhiên, da không có vết bầm, mùi vị bình thường không tanh và có mùi hôi…
* Cách bảo quản thực phẩm Tết:
- Thịt, cá tươi sống: Cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch thực phẩm trước khi cho vào hộp bảo quản, nên chia nhỏ thịt cá thành những phần nhỏ, gói riêng vào túi nilông sao cho dịch không bị chảy ra ngoài, để vào hộp đậy nắp rồi cho vào ngăn đá.
- Rau quả: Muốn bảo quản rau quả được lâu, sau khi bỏ lá sâu, dập nát, cắt bỏ phần rễ thì rửa sạch rau cho vào bao xốp hoặc túi thấm khí dùng riêng cho rau, cột kín rồi xếp vào ngăn mát.
- Trái cây thì rửa sạch để ráo, sau đó cho vào bao xốp cột kín rồi cất vào tủ lạnh.
- Đối với thức ăn nấu chín: Cần để nguội hẳn, đậy kín và cất vào tủ lạnh. Cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây giúp bạn và gia đình có một sức khỏe tốt trong dịp tết sắp tới.