3. Mệt mỏi
Khi thiếu nước các tế bào trong cơ thể sẽ hạn chế hoạt động làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, khô ở miệng.
4. Mất cân bằng hóa học
Thiếu nước có thể gây trở ngại cho nhiều quá trình hoạt động của cơ thể, như cung cấp không đủ oxy cho các cơ quan, xử lý loại bỏ chất thải và chất bôi trơn xương và khớp không được tốt.
5. Lão hóa da sớm
Khi cơ thể thiếu nước, nước sẽ chuyển từ các mô làn da để duy trì nồng độ trong máu. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm
6. Thận yếu
Thiếu nước, thận sẽ không thể duy trì hoạt động thải độc ở trạng thái tốt nhất. Độc tố theo đó sẽ lắng lại và tích tụ dẫn đến các vấn đề về thận. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị thiếu nước thì hoạt động bơm máu đến thận cũng bị cản trở.
7. Hạn chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
Nước giúp cho các cơ quan lọc chất thải ra khỏi cơ thể, nếu cơ thể mất nước các cơ quan nội tạng sẽ lấy nước từ máu và sẽ khiến cơ thể không được khỏe và tích tụ chất có hại trong cơ thể
8. Táo bón
Uống ít nước làm dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn, tiêu hóa chậm, nếu cơ thể thiếu nước kéo dài dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón.
9. Đau khớp, đau cơ
Hàm lượng nước trong cơ bắp không đủ có thể gây đau và sưng đặc biệt là sau các hoạt động thể chất. Nước cũng giúp hộ trỡ hoạt động của lớp sụn giữa các khớp.
Uống nước đúng cách
Nếu uống thiếu nước sẽ gây ra tác hại đối với sức khỏe, tuy nhiên, không phải uống quá nhiều nước sẽ tốt, bạn hãy uống nước đủ liều lượng và đúng cách để có tác dụng tốt đối với cơ thể.
-Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày.
-Không nên uống quá nhiều nước trong ngày hay uống nước liên tục, chỉ cách nhau 15-20 phút. Lượng nước dư thừa khiến nồng độ natri giảm thấp, có thể gây chóng mặt và mệt mỏi.
-Khi tập thể dục chỉ uống khi khát và không uống quá nhiều
-Những người tăng huyết áp không nên uống quá nhiều