Dị ứng với thời tiết, dị ứng với thức ăn là nỗi ám ảnh của khá nhiều người, vậy làm sao để phòng chống được dị ứng một cách tối đa nhất? Nên ăn những thực phẩm nào tốt cho những người bị dị ứng?
Dị ứng là một phản ứng quá mức với một chất mà cơ thể coi là một chất lạ - người ta thường gọi là “dị nguyên” - như acariens, phấn hoa, lông súc vật, thức ăn... Những dị nguyên này được ví như kẻ thù của hệ thống miễn dịch. Dị ứng xảy ra bởi sự tiếp xúc với dị nguyên, qua đường hô hấp, vào mắt, qua da, qua niêm mạc của ống tiêu hóa,…
Hiện nay từ “dị ứng” đã trở nên quen thuộc với mọi người. Những ai bị nổi mề đay, hắt hơi, chảy mũi hay nổi sẩn ngứa ngoài da... đều nghĩ mình bị dị ứng và cứ thế tự ý mua thuốc uống. Nhiều người bị dị ứng “hành hạ” ngày này sang tháng khác, đi điều trị đủ nơi mà vẫn không bớt đành phải chấp nhận “sống chung” với dị ứng.
Muốn triệu chứng của bệnh giảm nhanh chóng, những người bị dị ứng nên đưa những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống của mình như:
1. Cá hồi và cá béo khác: Bao gồm cá béo như cá mòi, cá hồi và cá thu trong chế độ ăn uống của bạn để bảo vệ chống lại bệnh dị ứng. Chúng chứa các axit béo omega-3 giúp giảm thiểu viêm. Hơn nữa, có cá trong chế độ ăn uống sẽ giúp duy trì cân bằng giữa chất béo omega-3 và chất béo omega-6 trong cơ thể, từ đó sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng. Các nghiên cứu cho thấy rằng giảm nguy cơ dị ứng phấn hoa ít nhất 80% nếu bạn có ít nhất một khẩu phần cá mỗi tuần.
2. Tỏi: Tỏi chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ thống miễn dịch và làm cho bạn ít bị dị ứng hơn. Những chất chống oxy hóa này rất có lợi trong trường hợp bị bệnh lý dị ứng. Hãy chắc chắn sử dụng tỏi tươi làm gia vị và chế biến với thức ăn bất cứ khi nào có thể.
3. Hành tây: Sự hiện diện của một chất chống oxy hóa được gọi là quercetin có trong hành tây là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người dễ dị ứng. Hành tây có thể làm giảm viêm và làm cho phản ứng dị ứng ít nghiêm trọng hơn. Hành tây cũng thúc đẩy sự hấp thu vitamin C, do đó làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Quercetin cũng giúp ổn định màng tế bào làm cho chúng ít nhạy cảm với chất gây dị ứng. Rắc hành tươi trên xà lách và các thực phẩm khác để thưởng thức những lợi ích tuyệt vời của nó.
4. Quả óc chó/ hạt lanh: Cả hai quả óc chó và hạt lanh cung cấp một hàm lượng lớn a-xít béo omega-3 lành giúp chống viêm, giảm nhẹ triệu chứng dị ứng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có một chế độ ăn nhiều a-xít béo omega-3 sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cảm mạo. Bên cạnh đó, hạt lanh còn chứa selenium - một khoáng chất giúp giảm các phản ứng dị ứng. Ngoài óc chó và hạt lanh thì dầu hạt cải, hạt bí đỏ và cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi…) là những nguồn thức ăn giàu a-xít béo này.
5. Sữa chua: Sữa chua giàu vi khuẩn có lợi (probibiotic) không chỉ là một siêu thực phẩm tốt cho tiêu hóa mà còn có đặc tính kháng viêm, tăng cường miễn dịch và phòng chống dị ứng theo mùa.
6. Nho đỏ: Nho đỏ có chứa hợp chất chống oxy hóa có tên resveratrol. Hợp chất đặc biệt này có thể làm giảm triệu chứng dị ứng bằng cách giảm viêm trong cơ thể. Những người dễ bị dị ứng có thể uống rượu vang đỏ hoặc ăn nho đỏ mỗi ngày.
7. Anh đào: Anh đào là nguồn cung cấp vitamin C và quercetin dồi dào - 2 chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa các phản ứng dị ứng hiệu quả. Vì thế anh đào là loại trái cây hoàn hảo cho những người dễ bị dị ứng theo mùa. Ăn trực tiếp hoặc uống nước ép anh đào là cách bổ sung 2 chất chống oxy hóa tuyệt vời này cho cơ thể.
8.Trà xanh: Caffeine từ cà phê và trà xanh có thể hoạt động như một chất kháng histamin trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn trà xanh thay vì cà phê. Trà xanh giàu chất epigallocatechin gallate (EGCG) và các hợp chất quercetin có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng dị ứng như: chảy nước mắt, nước mũi, viêm xoang do thời tiết, đồng thời nó còn mang lại thêm nhiều lợi ích khác như chống lão hóa, làm đẹp da, tăng cường miễn dịch
9. Cam: Cam chứa hàm lượng lớn vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng như mề đay, ngứa da… giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn. Bên cạnh đó, cam cũng giàu flavonoid có tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn, tiêu diệt vi-rút trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm hẳn các triệu chứng dị ứng.
10. Táo: Trong táo chứa nhiều quercetin - một chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế giải phóng chất gây dị ứng là histamin. Hàm lượng lớn vitamin C trong quả táo còn giúp tăng cường miễn dịch, tăng cường thể lực và khả năng kháng bệnh. Bên cạnh đó, táo còn chứa nhiều polyphenols - một dạng chất chống lão hóa quy định màu đỏ của loại quả này, giúp ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da, bảo vệ sức khỏe…
Khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng cần phải chú ý, kiêng kỵ loại dần một số loại thức ăn, nghĩa là đang ăn các thức ăn thanh đạm thì cho xen vào một loại thức ăn nhạy cảm nào đó, rồi thử lần lượt những thức ăn nhạy cảm. Tuy nhiên, rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng, bởi vì có một số thức ăn thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra, cần theo dõi phản ứng để xác định thức ăn nào gây dị ứng.